LUẬT GIA VŨ - CHÂN TÍN DẪN ĐƯỜNG

Chế độ bệnh nghề nghiệp

CHẾ ĐỘ BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Để bảo vệ sức khỏe cho người lao động trong sản xuất và công tác, Đảng và Chính phủ đã đề ra nhiều chính sách, chế độ và những biện pháp để yêu cầu người sử dụng lao động cải thiện điều kiện và môi trường làm việc, trang bị phòng hộ lao động, bồi thường bằng hiện vật cho người lao động làm các nghề tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố độc hại.

Tuy nhiên điều kiện trang thiết bị kỹ thuật bảo hộ lao động và vệ sinh trong sản xuất hiện nay còn hạn chế. 

Những yếu tố độc hại còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và gây bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Do đó, việc quy định chế độ bệnh nghề nghiệp hay chế độ đãi ngộ với người lao động mắc bệnh nghề nghiệp là vô cùng cần thiết để bảo đảm quyền lợi cũng như bù đắp những thiếu hụt về thu nhập cho họ.

1. Cơ sở pháp lý

- Bộ luật lao động 2012

- Luật bảo hiểm xã hội năm 2006

- Danh mục các loại bện nghề nghiệp do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ lao động – Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động.

2. Khái niệm chế độ bệnh nghề nghiệp

Theo Điều 143 Bộ luật lao động năm 2012 thì: “Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động”.

Bệnh nghề nghiệp làm suy giảm sức khỏe, khả năng lao động hoặc gây tử vong, từ đó làm giảm hoặc mất thu nhập từ lao động nên người lao động bị bệnh nghề nghiệp là đối tượng áp dụng chế độ Bảo hiểm xã hội (chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp).

3. Nội dung chế độ Bảo hiểm bệnh nghề nghiệp

3.1. Đối tượng và điều kiện hưởng bảo hiểm

Đối tượng áp dụng chế độ bệnh nghề nghiệp: quy định tại Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội gồm các trường hợp sau:

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

+ Cán bộ, công chức, viên chức;

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quan đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhan dân;

+ Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

- Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp: quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội gồm đủ các điều kiện sau:

+ Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ lao động – Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc tại trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;

+ Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại khoản 1 Điều này.

3.2.Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp

Người sử dụng lao động là người thuê lao động, có quyền tổ chức và quản lý quá trình lao động của người lao động, vì vậy hệ quả tất yếu là họ phải chịu trách nhiệm về những rủi ro xảy ra trong quá trình lao động. Ngoài việc phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, người sử dụng lao động còn phải trực tiếp chịu trách nhiệm về những bệnh nghề nghiệp xảy ra trong đơn vị mình, trước hết là trách nhiệm với người lao động hoặc gia định họ, tiếp sau là trách nhiệm đối với nhà nước và xã hội.

Cụ thể, Điều 144 Bộ luật Lao động quy định “Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp” như sau:

- Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

- Trả đủ tiền lương hợp đồng lao động cho người lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

- Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại điều 145 của Bộ luật này.

4. Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trách nhiệm của cơ quan baỏ hiểm xã hội phát sinh kể từ khi người lao động điều trị ổn định bệnh tật (ra viện). Các loại và mức bảo hiểm cho người lao động được trích từ quỹ Bảo hiểm xã hội tùy thuộc vào hiện trạng sức khỏe, kết quả giám định y khoa, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của họ và phải tính đủ các loại chi phí thiết yếu nhằm bù đắp thiệt hại, tháo gỡ khó khăn và phục vụ cho cuộc sống người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp. Cùng một lúc, người lao động có thể được hưởng đồng thời nhiều loại trợ cấp trong chế độ này và có thể được hưởng bảo hiểm xã hôi khác khi đủ điều kiện.

Người lao động có thể được hưởng các loại trợ cấp như sau từ quỹ bảo hiểm xã hội:

- Giám định y khoa (Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội): việc giới thiệu người lao động đi giám định tại hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền và các chi phí lien quan đều do Bỏa hiểm xã hội thực hiện;

- Trợ cấp một lần (Điều 42 Luật Bảo hiểm xã hội);

- Trợ cấp hàng tháng (Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội);

- Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (Điều 45 Luật Bảo hiểm xã hội);

- Trợ cấp phục vụ (Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội);

- Trợ cấp một lần khi chết do bệnh nghề nghiệp (Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội);

LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT TNHH LUẬT GIA VŨ

Địa chỉ trụ sở chính:

Tầng 3 tòa PCC1 Thanh Xuân, số 44 Triều Khúc,
Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội

Chi nhánh Miền Trung:

Xóm 13, Quỳnh Thạch, Quỳnh Lưu, Nghệ An

Chi nhánh Miền Nam:

15 Bà Lê Chân, Tân Định, Quận 1, TPHCM

Chi nhánh Quảng Ninh:

Số 9 Long Tiên, Bạch Đằng, Hạ Long, Quảng Ninh

Chi nhánh Hải Dương:

305 Lê Thanh Nghị, Thanh Bình, Hải Dương, Hải Dương

Người liên hệ:

 Giám đốc – Vũ Văn Nhất

Tổng Đài Tư Vấn: 

1900.6183

Email:

vannhatlhn@gmail.com

Giờ mở cửa: 

8h – 18h30 từ Thứ Hai đến Thứ Sáu + Buổi sáng Thứ Bảy

 

 
Hotline
Video Luật Gia Vũ

Tin mới