LUẬT GIA VŨ - CHÂN TÍN DẪN ĐƯỜNG

KHÁI NIỆM MÃ SỐ MÃ VẠCH

KHÁI NIỆM MÃ SỐ MÃ VẠCH

Hiện nay, mỗi quốc gia lại có một mã vạch riêng và tại sao lại có những quy định đó thì sau đây VGL xin gửi tới bạn đọc về bài viết để các bạn có thể hiểu đầy đủ nhất về Mã Số mã Vạch

1.Mã vạch là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN thì “Mã vạch là một dãy các vạch thẫm song song và các khoảng trống xen kẽ để thể hiện mã số sao cho máy quét có thể đọc được”. Dãy các vạch này được sắp xếp theo một quy tắc mã hóa nhất định, thể hiện mã số (hoặc các dữ liệu gồm cả chữ và số). Bên dưới mã vạch là dãy mã số tương ứng.

Mã số mã vạch (MSMV) là một trong các công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng là sản phẩm, dịch vụ, tổ chức hoặc địa điểm… dựa trên việc ấn định một mã số (hoặc chữ số) cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dưới dạng mã vạch để thiết bị (máy quét) có thể đọc được.

Mã số mã vạch được in trực tiếp lên đối tượng cần quản lý như thương phẩm, vật phẩm, các thùng hàng đề giao nhận/vận chuyển.

2.Các loại mã vạch

Tùy theo dung lượng thông tin, dạng thức thông tin được mã hóa cũng như mục đích sử dụng mà người ta chia MSMV ra làm nhiều loại:

  • Các mã vạch tuyến tính: Plessey, UPC, EAN-UCC, Codabar, Interleaved 2 of 5, Code 39, Code 93, Code 128, Code 11, POSTNET, PostBar, CPC Binary, Telepen;
  • Các mã vạch cụm: Codablock, Code 16K, Code 49, PDF417, Micro PDF417;
  • Mã vạch 2D: 3-DI, ArrayTag, Aztec Code, Small Aztec Code, Điểm đen, Code 1, CP Code, DataGlyphs, Datamatrix, Datastrip Code, Dot Code A, HueCode, INTACTA.CODE, MaxiCode, MiniCode, PDF417, QR Code, SmartCode, Snowflake Code, SpotCode, SuperCode, UltraCode.

Ngoài ra, trong một số loại mã vạch còn được phát triển làm nhiều Version khác nhau, có mục đích sử dụng khác nhau, ví dụ UPC có các version là UPC-A, UPC-B, UPC-C, UPC-D VÀ UPC-E, EAN có các version là EAN-8, EAN-13, EAN-14, Code 128 gồm Code 128 Auto, Code 128-A, Code 128-B, Code 128-C.

  • Mã sản phẩm toàn cầu UPC (Universal Product Code)

UPC là 1 loại ký hiệu mã hóa số được ngành công nghiệp thực phẩm ứng dụng vào năm 1973. UPC gồm có 2 phần: phần mã vạch mà máy có thể đọc được và phần số mà con người có thể đọc được. Số của UPC gồm 12 ký số, không bao gồm ký tự, toàn bộ mã số sẽ phân định gói hàng tiêu dùng. Mã bao gồm một ký tự của hệ thống số, một số phân định nhà sản xuất gồm 5 chữ số, một mã vật phẩm gồm 5 chữ số và một ký tự kiểm tra.

Ký số thứ 1: là ký tự của hệ thống số, dùng để “làm cho hợp” các con số khác về nghĩa cũng như về danh mục.

Năm ký số thứ 2: là số phân định nhà sản xuất, gồm 5 chữ số thập phân do Hiệp hội UCC (The Uniform Code Council) cấp và mã này là độc nhất. Như vậy khi hàng hóa lưu thông trên thị trường bằng mã UPC thì chỉ cần biết được 5 ký số này là có thể biết được xuất xứ của hàng hóa.

Năm ký số tiếp theo: là mã số vật phẩm, gồm 5 chữ số thập phân, dành cho người bán tự tạo và gán vào sản phẩm của họ. Mã vật phẩm phải là duy nhất cho mỗi gói hàng tiêu dùng và/hoặc công-ten-nơ vận chuyển.

Ký số cuối cùng: là ký tự kiểm tra, gồm một chữ số thập phân được dùng để kiểm tra sự chính xác của toàn bộ số UPC. Khi quét, ký tự kiểm tra giúp hệ thống quét kiểm tra rằng nó đã quét chính xác mã vạch.

  • Mã EAN (The European Article Numbering system)

EAN là bước phát triển kế tiếp của UPC. EAN này được gọi là EAN-13 để phân biệt với phiên bản EAN-8 sau này gồm 8 ký số. EAN-13 trước đây thuộc quyền quản lý của Hệ thống đánh số sản phẩm châu Âu, ngày nay thuộc quyền quản lý của EAN-UCC.

Về cách mã hóa nó cũng giống hệt như UPC nhưng về dung lượng nó gồm 13 ký số;

  • EAN-13 sử dụng 2 hoặc 3 ký tự đầu tiên làm mã quốc gia hay mã loại hình sản phẩm (tồn kho, báo chí). Các số này không thay đổi theo từng quốc gia và do tổ chức EAN quốc tế quy định. Các loại mã vạch thuộc UPC trên thực tế là một tập con của EAN-13. Các máy quét đọc được các mã vạch EAN có thể đọc rất tốt các mã vạch UPC. Tuy nhiên, các máy quét UPC không nhất thiết phải đọc được các mã vạch EAN.
  • Năm (nếu có 2 số chỉ mã quốc gia) hoặc bốn (nếu có 3 số chỉ mã quốc gia) chữ số tiếp theo chỉ mã của nhà sản xuất. Các số này do tổ chức EAN tại quốc gia mà mã EAN được in cấp cho nhà sản xuất với một lệ phí nhỏ.
  • Năm số tiếp theo là mã sản phẩm của nhà sản xuất, do nhà sản xuất tự điều chỉnh. Thông thường để dễ quản lý người ta hay đánh sản phẩm từ 00000 đến 99999. Như vậy có thể có tới 100.000 chủng loại sản phẩm khác nhau đối với một nhà sản xuất.
  • Số cuối cùng là số kiểm tra, phụ thuộc vào 12 số trước đó.

Vì EAN phát triển với mã quốc gia nên nó được sử dụng trên những sản phẩm lưu thông trên toàn cầu. Các tiêu chuẩn của EAN do Tổ chức EAN quốc tế quản lý.

  • Code 39

UPC và EAN dù là 2 loại mã vạch có tính chất chuyên nghiệp và quốc tế nhưng khuyết điểm của nó là dung lượng có giới hạn và chỉ mã hóa được số, không mã hóa được chữ.

Code 39 được phát triển sau UPC và EAN là ký hiệu chữ và số thông dụng nhất. Nó không có chiều dài cố định như UPC và EAN do đó có thể lưu trữ nhiều lượng thông tin hơn bên trong nó. Do tính linh hoạt như vậy, Code 39 được sử dụng rộng rãi trong bán lẻ và sản xuất. Bộ ký tự này bao gồm tất cả các chữ hoa, các ký số từ 0 đến 9 và 7 ký tự đặc biệt khác.

  • Interleaved 2 of 5

Interleaved 2 of 5 là một loại mã vạch chỉ mã hóa ký số chứ không mã hóa ký tự. Ưu điểm của Interleaved 2 of 5 là nó có độ dài có thể thay đổi được và được nén cao nên có thể lưu trữ được nhiều lượng thông tin hơn trong một khoảng không gian không lớn lắm.

  • Các loại Barcode 2D

Nếu sử dụng các loại mã vạch trên thì sẽ gặp trở ngại về kích thước do kích thước của mã vạch vẫn còn quá lớn so với các món hàng cực nhỏ. Với sự phát triển của mã vạch 2 chiều người ta có thể in mã vạch nhỏ đến mức có thể đặt ngay trên món hàng có kích thước rất nhỏ.

Mỗi một loại mã vạch chúng đều có những ưu và nhược riêng, vậy nên dựa vào những ưu và nhược chúng ta sẽ lựa chọn cho bản thân được những Mã số mã vạch phù hợp.

Quý khách có bất kỳ những thắc mắc thì rất mong quý khách có thể liên hệ với chúng tôi qua thông tin liên hệ sau

LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT TNHH LUẬT GIA VŨ

Địa chỉ trụ sở chính:

Tầng 3 tòa PCC1 Thanh Xuân, số 44 Triều Khúc,
Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội

Chi nhánh Miền Trung:

Xóm 13, Quỳnh Thạch, Quỳnh Lưu, Nghệ An

Chi nhánh Miền Nam:

15 Bà Lê Chân, Tân Định, Quận 1, TPHCM

Chi nhánh Quảng Ninh:

Số 9 Long Tiên, Bạch Đằng, Hạ Long, Quảng Ninh

Chi nhánh Hải Dương:

305 Lê Thanh Nghị, Thanh Bình, Hải Dương, Hải Dương

Người liên hệ:

 Giám đốc – Vũ Văn Nhất

Tổng Đài Tư Vấn: 

1900.6183

Email:

vannhatlhn@gmail.com

Giờ mở cửa: 

8h – 18h30 từ Thứ Hai đến Thứ Sáu + Buổi sáng Thứ Bảy

 

 
Hotline
Video Luật Gia Vũ

Tin mới