LUẬT GIA VŨ - CHÂN TÍN DẪN ĐƯỜNG

Tổng đài tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm đầy đủ nhất

Nhãn hiệu được hiểu đơn giản là những dấu hiệu để giúp mỗi người phân biệt được sản phẩm, dịch vụ của đơn vị kinh doanh này với đơn vị kinh doanh khác. Việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mang ý nghĩa để bảo vệ tài sản trí tuệ tránh bị hàng giả hàng nhái thông qua việc được pháp luật bảo vệ. Trong bài viết này, luật sư của Công ty Luật TNHH Luật Gia Vũ hướng dẫn cho khách hàng thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa một cách đầy đủ nhất.

Quy định về đăng ký nhãn hiệu sản phẩm hiện hành

Quy định về đăng ký nhãn hiệu sản phẩm hiện hành

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, hàng hóa độc quyền

Đối với thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm tối thiểu, khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau và có thể nộp trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ:

  • 02 bản tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục A thông tư số 01/2007/TT-BKHCN; Mẫu đơn đăng ký
  • 9 mẫu nhãn hiệu giống nhau: yêu cầu đối với những mẫu này đó là cần phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu là từ 8mm đến 80mm. Tổng thể nhãn hiệu phải trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu với kích thước 80mm x 80mm được in trên tờ khai.
  • Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh, hợp đồng/tài liệu khác có nội dung xác nhận hoạt động sản xuất hàng hóa phòng trường hợp Cục sở hữu trí tuệ nghi ngờ về tính xác thực của các thông tin được nêu trong đơn;
  • Chứng từ nộp phí hoặc lệ phí.

Luật sư tư vấn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm

Luật sư tư vấn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm

Trong trường hợp khách hàng làm đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận thì bên cạnh những giấy tờ được nêu trên, bạn cần chuẩn bị thêm:

  • Quy chế đầy đủ về việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể
  • Một bản thuyết minh với nội dung là tính chất, chất lượng đặc trưng của sản phẩm mang nhãn hiệu
  • Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu việc đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

Yêu cầu đối với đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm

  • Đối với mỗi đơn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm sẽ chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ
  • Tất cả tài liệu của đơn phải được viết bằng tiếng Việt. Với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN bắt buộc phải được dịch ra bằng tiếng Việt.
  • Tất cả tài liệu kèm theo Đơn phải được trình bày theo đúng yêu cầu về kích cỡ, căn chỉnh, cụ thể: các đơn được trình bày theo chiều dọc, đối với hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang trên khổ giấy A4 kích thước 210mm x 297 mm, trong đó có để khoảng cách lề theo 4 phía, mỗi lề rộng 20mm, trừ các tài liệu bổ sung có nguồn gốc không nhằm để đưa vào Đơn.
  • Với những tài liệu yêu cầu lập theo mẫu có sẵn thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó đồng thời phải điền đầy đủ thông tin vào những chỗ thích hợp theo quy định.
  • Những tài liệu gửi kèm theo Đơn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nếu có nhiều trang thì phải đánh số thứ tự mỗi trang bằng các chữ số Ả rập;

Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm

Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm

  • Các tài liệu được làm dưới hình thức đánh máy hoặc được in bằng những loại mực khó phai, một cách sạch sẽ, rõ ràng, không sửa chữa, tẩy xóa. Nếu có phát hiện có sai sót không đáng kể liên quan đến lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp, người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó nhưng cần có chữ ký xác nhận và đóng dấu (nếu có) của người nộp đơn.
  • Yêu cầu đối với thuật ngữ: Phải là thuật ngữ phổ thông, không chấp nhận tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo. Những đơn vị đo lường, ký hiệu, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả, tất cả đều phải theo tiêu chuẩn Việt Nam;
  • Tài liệu bổ trợ kèm theo đơn có thể là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.

Một vài lưu ý khi thiết kế, lựa chọn đăng ký nhãn hiệu

  • Nên thiết kế nhãn hiệu đảm bảo được tính độc đáo, có nét riêng biệt cho sản phẩm, hàng hóa của mình và khác biệt khi so sánh với nhãn hiệu của đơn vị khác.
  • Nhãn hiệu được phép kết hợp giữa hình và chữ. Nếu nhãn hiệu được làm chỉ là chữ thì cần được cách điệu để có thể được cấp bằng bảo hộ khi đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm.

Những lưu ý khi thiết kế, lựa chọn đăng ký nhãn hiệu

Những lưu ý khi thiết kế, lựa chọn đăng ký nhãn hiệu

  • Trong trường hợp khách hàng không được cấp văn bằng bảo hộ, có thể bạn đã mắc phải một trong các lỗi như:
  • Nhãn hiệu được thiết kế là hình, hình học đơn giản, chữ số, chữ cái thuộc các ngôn ngữ không thông dụng
  • Nhãn hiệu được thiết kế biểu tượng quy ước, dấu hiệu, tên gọi thông thường của hàng hóa, sản phẩm bằng bất kỳ ngôn ngữ nào
  • Nhãn hiệu được thiết kế là dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, các đặc tính mô tả hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm như số lượng, tính chất,…
  • Ngoài ra, nhãn hiệu được thiết kế là dấu hiệu mô tả những hình thức pháp lý, dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ,…

Công ty Luật TNHH Luật Gia Vũ với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có kinh nghiệm dày dặn trong giải quyết các vấn đề liên quan đến đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm. Để được giải đáp các thắc mắc liên quan, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 1900 6183!

LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT TNHH LUẬT GIA VŨ

Địa chỉ trụ sở chính:

Tầng 3 tòa PCC1 Thanh Xuân, số 44 Triều Khúc,
Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội

Chi nhánh Miền Trung:

Xóm 13, Quỳnh Thạch, Quỳnh Lưu, Nghệ An

Chi nhánh Miền Nam:

15 Bà Lê Chân, Tân Định, Quận 1, TPHCM

Chi nhánh Quảng Ninh:

Số 9 Long Tiên, Bạch Đằng, Hạ Long, Quảng Ninh

Chi nhánh Hải Dương:

305 Lê Thanh Nghị, Thanh Bình, Hải Dương, Hải Dương

Người liên hệ:

 Giám đốc – Vũ Văn Nhất

Tổng Đài Tư Vấn: 

1900.6183

Email:

vannhatlhn@gmail.com

Giờ mở cửa: 

8h – 18h30 từ Thứ Hai đến Thứ Sáu + Buổi sáng Thứ Bảy

 

 
Hotline
Video Luật Gia Vũ

Tin mới