LUẬT GIA VŨ - CHÂN TÍN DẪN ĐƯỜNG

BẠO HÀNH TRẺ EM

BẠO HÀNH TRẺ EM 

Để nói về vấn đề bạo hành trẻ em, trong thới gian vừa qua công ty đy có cuộc trao đổi với phóng viên, để các bạn hiểu rõ hơn các bạn có thể xem link bài viết dưới đây.

http://baotainguyenmoitruong.vn/suc-khoe-doi-song/201605/ha-noi-tam-dung-hoat-dong-co-so-mam-non-de-be-17-thang-bam-tim-mat-may-2699214/index.htm

​I. NHẬN ĐỊNH BAN ĐẦU LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIỆC.

Liên quan đến vụ việc cơ sở mầm non Ánh Sao phường Kiến Hưng (quận Hà Đông) đang  tạm đình chỉ hoạt động để xác minh làm rõ về việc bé gái  17 tháng tuổi bị tím hết mặt và chân tay khi bố đến đón về, và khi đứa trẻ về nhà có những biểu hiện khác thường  như “sợ hãi , hay bị giật mình và quấy khóc”. Với những biểu hiện  như trên bên gia đình chỉ nhận được lời xin lỗi và giải thích cháu bị ngã từ phía cơ sở là không thỏa đáng.

Thứ nhất: Trẻ em là nhóm người dễ bị tổn thương nhất, với thể trạng đang phát triển và nhạy cảm với môi trường xung quanh chỉ cần có những tác động xấu hay tốt từ khách quan bên ngoài dù ở mức độ nhẹ hay nặng thì cũng tác động lên tâm lý rất lớn với những biểu hiện “hay bị giật mình và quấy khóc rất bất thường” khác với những ngày bình thường khác  điều đó phản ánh gián tiếp cháu bé đã phải trải qua một chuyện gì đó không hay nên cháu mới sợ hãi như vậy hơn các cô giáo trông giữ trẻ thường là những người có nghiệp vụ thấp nhất là trình độ trung cấp mầm non trở lên và họ có những kĩ năng nhất định trong việc trông trẻ tạo ra sự thân thiện giữa trẻ và cô giáo tại sao cháu đã đi nhà trẻ  được một thời gian và đã làm quen được môi trường đó tại sao lại có những biểu hiện khác mọi hôm? và cộng vào đó những biểu hiện về bề ngoài? Đó là những câu hỏi cần làm rõ có hay không hành vi làm tổn  hại đến tâm sinh lý của  đứa bé.

Thứ hai: Những biểu hiện bên ngoài “bị tím hết mặt và chân” và hình ảnh vết thâm tím trên má cho thấy về lời giả thích do bé bị ngã là hết sức vô lý và không có căn cứ.

Qua các biểu hiện trên, việc tạm đình chỉ cơ  sở hoạt động để xác minh làm rõ hành vi có hay không bạo hành trẻ em là hoàn toàn đúng trên cơ sở đó đưa ra các hình thức xử lý nghiêm khắc nhất đối với những cá nhân có hành vi vi phạm tùy theo tính chất và mức độ hành vi  phạm theo quy định của pháp luật .

 

II/ CÁC VÂN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIÊC.

Như đã nhận đinh ở trên trẻ em là nhóm dễ bị tổn thương và đặc biệt được xã hội quan tâm  trên cơ sở đó  LUẬT  Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Số: 25/2004/QH11 đã được ban hành  trên cơ sở đó tại   Khoản 6  Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm : Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác”  và  tại Điều 26. Trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự  “Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em.

2. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật”

 Hành vi hành hạ ngược đãi trẻ em  có thể bị xử  phạt hành chính hay bị xử lý trách nhiệm hình sự bên cạnh đó người gây thiệt hại còn phải bồi thường thiệt hại dân sự do hành vi gây ra.

Để có căn cứ cho việc xử lý hành vi theo hướng hành chính hay hình sự thì căn cứ vào tính chất mức nguy hiểm của hành vi gây thiệt hại gây ra hành đó thể hiện dưới các hình thức như:

+ Xâm phạm thân thể, đánh đập, đối xử tồi tệ đối với trẻ em; bắt trẻ em nhịn ăn uống, mặc rách, hạn chế vệ sinh cá nhân; giam hãm trẻ em; bắt trẻ em sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm.

+ Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, xao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.

+ Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em, làm trẻ em tổn thương, đau đớn để thể xác và tinh thần.

+ Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương về tinh thần.(Điều 8 Nghị định 71/2011/NĐ-CP )

Nếu hành vi gây thiệt hại không lớn sẽ bị sử lý Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em, những hành vi được liệt kê cụ thể như trên có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Nếu hành vi đó gây thiệt hại lớn mức độ nguy hiển cho xã hội và có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm (mặt khách quan  hành vi đó gây ra có hậu quả xảy ra thương tật trên 11%, chết người  do vô ý , hay cố ý làm chết người) thì tùy từng trường hợp  hành vi đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các tội sau:

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe  người khác (theo Điều 104 Bộ luật Hình sự (BLHS)  nhẹ nhất là cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm còn nặng nhất là phạt tù đến mười lăm năm.

– Tội vô ý làm chết người với mức phạt tù cao nhất là 5 năm (theo khoản 1 Điều 98 BLHS quy định);

– Tội giết người với tình tiết tăng nặng là giết trẻ em  trẻ em với mức phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình (theo điểm c khoản 1 Điều 93 BLHS quy định).

Rất hân hạnh được hợp tác cùng Quý khách!

Trân trọng!

LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT TNHH LUẬT GIA VŨ

Địa chỉ trụ sở chính:

Tầng 3 tòa PCC1 Thanh Xuân, số 44 Triều Khúc,
Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội

Chi nhánh Miền Trung:

Xóm 13, Quỳnh Thạch, Quỳnh Lưu, Nghệ An

Chi nhánh Miền Nam:

15 Bà Lê Chân, Tân Định, Quận 1, TPHCM

Chi nhánh Quảng Ninh:

Số 9 Long Tiên, Bạch Đằng, Hạ Long, Quảng Ninh

Chi nhánh Hải Dương:

305 Lê Thanh Nghị, Thanh Bình, Hải Dương, Hải Dương

Người liên hệ:

 Giám đốc – Vũ Văn Nhất

Tổng Đài Tư Vấn: 

1900.6183

Email:

vannhatlhn@gmail.com

Giờ mở cửa: 

8h – 18h30 từ Thứ Hai đến Thứ Sáu + Buổi sáng Thứ Bảy

 

 
Hotline
Video Luật Gia Vũ

Tin mới