1. KẾ HOẠCH THÀNH LẬP CÔNG TY

 

Kế hoạch thành lập công ty khi bạn đã có ý tưởng táo bạo hiện ra trong đầu , vậy nhưng bạn không biết bắt đầu từ đâu ? Có ba giải pháp cho bạn là :
Thuê dịch vụ thành lập công ty và bạn chỉ việc ngồi vào bàn làm việc và chúng tôi sẽ đưa ra kế hoạch thành lập công ty cho bạn.
Lo lắng cho những thủ tục rườm rà, Chạy giấy long còng cọc và mất nhiều thời gian mới có được một công ty
Thuê dịch vụ của VŨ GIA LUẬT và nhận được nhiều lời tư vấn về kế hoạch thành lập công ty , ngồi đọc các bài viết trong phần tư vấn doanh nghiệp.
Sau đây là những gì bạn cần phải xem xét, chuẩn bị chu đáo trước khi có ý định, dù chỉ rất mơ hồ, về việc kế hoạch thành lập công ty mới .
1. Ý tưởng tốt
Ý tưởng chỉ được gọi là tốt khi nó được nhiều người công nhận và ủng hộ. Chẳng hạn bạn có ý tưởng mở một dịch vụ cho thuê xe hơi. Bạn cho rằng đó là một ý tưởng tuyệt vời. Bạn dẫn chứng là ngày nay lượng người muốn thuê xe hơi nhiều hơn số người có ý định sở hữu một chiếc xe hơi. Tuy nhiên, những người được bạn hỏi ý kiến đều nói với bạn rằng ý tưởng ấy thật tồi. Cho dù những lý lẽ họ đưa ra không mấy thuyết phục và bạn rất tự tin vào bản thân, nhưng bạn cũng không thể không xem xét lại ý định của mình.
Tương lai, số phận của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào ý tưởng ban đầu của nó. Chỉ cần đảm bảo là có một số lượng đáng kể khách hàng tương lai sẵn sàng bỏ tiền ra mua sản phẩm/dịch vụ mà bạn nghĩ ra là bạn đã có đủ cơ sở để triển khai nó rồi. Nhưng làm thế nào để có thể tìm ra ý tưởng đó? Tác giả Joe Carbo đưa ra một câu trả lời hết sức đơn giản mà có lẽ nhiều người đã hơn một lần được nghe: “Hãy tìm ra một nhu cầu trên thị trường và đáp ứng nhu cầu đó”.
2. Một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo.
Đó là bản đồ phác thảo ra những con đường hợp lý nhất dẫn dắt bạn đến thành công. Một kế hoạch kinh doanh tốt không thể không xem xét tường tận những khía cạnh từ đơn giản đến phức tạp nhất của một doanh nghiệp. Dự toán ngân sách, nguồn tiền đầu tư, vốn hoạt động, lợi nhuận trên doanh số, kiểm kê, chi phí quảng cáo, tiền thuê mặt bằng, tiện ích, thuế.., chỉ là một vài chi tiết trong kế hoạch kinh doanh của bạn.
Vậy làm thế nào để lập được một kế hoạch kinh doanh tốt? Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sách báo sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về vấn đề này, hoặc bạn có thể liên hệ với các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp hay phòng thương mại địa phương, nơi doanh nghiệp mới sẽ tọa lạc.
3. Tồn tại một thị trường thật sự cho sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Các công ty lớn chẳng bao giờ liều lĩnh tung ra sản phẩm trong khi còn mơ hồ việc liệu khách hàng của họ có cần đến nó hay không. Trước tiên họ sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường thông qua việc khảo sát những người có vẻ có nhu cầu nhất về sản phẩm đó, rồi phân tích thái độ cũng như mức độ hài lòng của những khách hàng này đối với sản phẩm/dịch vụ đó.
4. Ngân sách.
Nguồn ngân sách cho doanh nghiệp tương lai có thể là tiền của bạn hoặc tiền vay của ai đó. Sẽ thuận lợi hơn rất nhiều nếu bạn dùng tiền của mình, bởi vì bạn không phải đau đầu nghĩ cách xoay xở để hoàn trả. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều không có đủ tiền để thành lập doanh nghiệp. Vậy thì có thể tìm sự hỗ trợ ở đâu? Trước hết, bạn hãy thử liên hệ với một tổ chức nào đó, ví dụ văn phòng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ ở địa phương. Họ luôn có rất nhiều kế hoạch kinh doanh từ các công ty khác ở khắp nơi gửi đến để … vay tiền như bạn, từ vài trăm cho tới vài triệu USD. Họ sẵn lòng cho bạn biết về những khoản tài trợ nào đang nhàn rỗi, cũng như hướng dẫn bạn cách thức hoàn thiện hồ sơ có thể đáp ứng được những điều kiện vay vốn.
5. Địa điểm kinh doanh.
Sự ra đời của thương mại điện tử, dịch vụ bán hàng qua điện thoại cũng như nhiều tiện ích khác giúp cho quá trình giao dịch diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn. Do đó, địa điểm kinh doanh ngày nay không còn là yếu tố quyết định đến sự thành bại của các doanh nghiệp, ngay cả đối với các doanh nghiệp nhỏ. Ngày nay, chỉ với chiếc thẻ tín dụng và mạng Internet, chúng ta gần như có thể mua hàng ở bất cứ nơi đâu.
Tuy nhiên, thương mại điện tử cũng chỉ có thể áp dụng cho một bộ phận doanh nghiệp, một số hình thức kinh doanh và ngành nghề nhất định. Ví dụ, đối với những công ty hoạt động trong các lĩnh vực như dịch thuật hay xuất bản thì vấn đề địa điểm không mấy quan trọng- những công ty này có thể đặt trụ sở ở bất cứ đâu. Trong khi đó, hình thức kinh doanh siêu thị lại hoàn toàn khác, địa điểm kinh doanh trong trường hợp này không thể tùy tiện chọn lựa. Vì thế, bạn hãy xét đến nhu cầu của doanh nghiệp khi chọn nơi đặt trụ sở công ty.
6. Dịch vụ điện tử.
Máy vi tính, website, dịch vụ thư điện tử… Bạn đã chuẩn bị những thứ này chưa? Có lẽ ngày nay các tiện ích này không thể thiếu trong các công ty, cho dù công ty của bạn chỉ có một giám đốc với vài nhân viên làm việc bán thời gian.
7. Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng ngay từ thời kỳ đầu.
Thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào khách hàng, nhất là những khách hàng trung thành. Thông qua các hoạt động nghiên cứu thị trường, bạn đã chắc chắn rằng có một số lượng khách hàng nhất định sẽ cần đến sản phẩm/dịch vụ mà công ty tương lai của bạn cung cấp. Vậy cụ thể họ là ai? Hãy lên danh sách những khách hàng tiềm năng đầu tiên trước khi bạn chuẩn bị thành lập công ty.
8. Chuẩn bị chu đáo cho việc khai trương.
Bạn có thường xuyên phải đi công tác bằng máy bay? Một trong những điều làm hành khách an tâm là trước khi cất cánh, phi công chính và các đồng sự của anh ta luôn kiểm tra lại tất cả mọi công việc theo một trình tự thống nhất. Đó là những việc họ thực hiện hàng ngày, đã lặp lại hàng ngàn lần như thế, song họ vẫn phải tiến hành việc kiểm tra này trước mỗi chuyến bay. Tương tự như vậy, trước khi doanh nghiệp của bạn “cất cánh”, thiết nghĩ cũng cần một bản danh sách những việc cần kiểm tra để đảm bảo rằng mọi thứ đã sẵn sàng.
Những việc phải làm trong ngày đầu khai trương là gì? Ai sẽ chịu trách nhiệm thực thi các công việc đó? Đã có đủ các điều kiện cần thiết để làm việc chưa? Mẫu công văn, mẫu đơn đặt hàng…đã có chưa? Hãy liệt kê những thứ có thể cần đến cho một ngày làm việc bình thường, từ giờ mở cửa, thời gian chấm dứt một ngày làm việc, và tất cả những công việc cụ thể khác.
9. Những điều không mong đợi.
Chúng ta luôn hi vọng những điều tốt đẹp nhất, song cũng cần phải phòng ngừa những việc tệ hại có thể xảy ra như vấn nạn ngập đường vào mùa mưa, sự cố hỏa hoạn, thiên tai, trộm cướp… Hãy trù bị tất cả để khi những điều bất trắc xảy ra, chúng ta đã có phương cách đối phó chủ động nhất, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do nó gây ra.
10. Tri thức là sức mạnh.
Bạn hãy cố gắng tìm hiểu tối đa về ngành nghề kinh doanh mà bạn sẽ tiến hành trong tương lai bằng cách dành ra ít nhất 20 phút mỗi ngày cho công việc này. Nếu làm được như vậy thì chỉ trong vòng một năm bạn đã có thể biết được hơn 75% những cá nhân hoặc công ty hoạt động trong ngành đó. Làm thế nào để đánh giá những kiến thức mà bạn đã thu thập đã “đủ” hay chưa? Đó là khi bạn có thể nhìn thấy được ngày càng nhiều những thách thức mà công ty sẽ phải vượt qua, cũng như những cơ hội mà trước đây bạn chưa bao giờ biết đến.
Và đây là lời khuyên cuối cùng khi doanh nghiệp của bạn bắt đầu đi vào hoạt động: làm hài lòng khách hàng hơn những gì họ mong đợi. Đó là điều mà bất cứ khách hàng nào cũng đều đòi hỏi ở doanh nghiệp, cho dù doanh nghiệp đó có thuộc lĩnh vực hoạt động hay ngành nghề kinh doanh nào chăng nữa.


2. KHÓ KHĂN KHI THÀNH LẬP CÔNG TY

Tư vấn những khó khăn khi hành lập công ty với VŨ GIA LUẬT

Bạn đang có ý định thành lập công ty riêng, bạn nên biết và tìm hiểu một số vấn đề khó khăn trong việc thành lập một công ty. Nếu biết trước được những điều này, chắc chắn bạn sẽ tự tin hơn và thành công hơn khi xây dựng một công ty vững mạnh của riêng bạn. Ý tưởng và vốn là 2 yếu tố cơ bản và VŨ GIA LUẬT muốn bạn quan tâm khi thành lập một công ty. Chúng tôi sẽ tư vấn, góp ý và chia sẻ một số vấn đề khó khăn trong việc thành lập công ty với bạn như sau:

Vốn ý tưởng cho việc thành lập công ty.

Công ty của bạn sẽ kinh doanh cái gì? Lĩnh vực sản xuất hay dịch vụ? Sản xuất mặt hàng gì? Cung cấp loại hình dịch vụ gì? Kinh doanh như thế nào?

Thành lập công ty và đưa vào hoạt động phải có vốn cơ sở vật chất.

Bao gồm hệ thống văn phòng làm việc, nhà xưởng nếu có, kho bãi và trang thiết bị cần thiết cho những nơi này; dây chuyền công nghệ sản xuất và tất nhiên không thể thiếu đội ngũ nhân lực vận hành.

Sau khi thành lập công ty bạn phải có vốn quản lý để điều hành tốt.

Là toàn bộ việc quản lý, điều hành, đốn đốc, kiểm tra, thuyết phục, truyền lửa, thỏa hiệp đối với những người lao động trong doanh nghiệp của bạn. Bạn quản lý có tốt không? Truyền lửa có tốt không? Nhân viên của bạn có làm việc hết mình không? Có sáng tạo không? Hiệu suất hoạt động có cao không?… Nếu bạn không có thời gian, hoặc không làm được thì hãy đi thuê.

Ba loại vốn này là ba thành phần chính trong việc thành lập công ty của bạn. Có một số chuyên gia khi đánh giá khả năng thành công của môt doanh nghiệp, họ dựa vào ba tiêu chí: mục đích đúng, con người đúng và hành động đúng. VŨ GIA LUẬT cho rằng mục đích nằm trong phần vốn ý tưởng, con người nằm trong phần vốn công nghệ, và hành động nằm trong phần vốn quản lý.

Ba loại vốn này sẽ bao trùm hết các góc độ mà một người nào đó đặt ra, khi nhận định, đánh giá về một doanh nghiệp.

Hãy để công việc tư vấn cho chúng tôi, VŨ GIA LUẬT luôn lắng nghe và tiếp sức cho con đường thành công của bạn.


3. ĐẶT TÊN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Trong quá trình chuẩn bị thủ tục đăng ký để thành lập môt công ty, vấn đề gặp phổ biến hiện nay của doanh nghiệp là việc đặt tên cho doanh nghiệp đó.Việc đặt tên đó không chỉ phù hợp với ngành nghề của doanh nghiệp mà cũng phải tuân theo quy định của pháp luật.

1.Các nguyên tắc đăng ký kinh doanh và đặt tên doanh nghiệp:

Theo quy định tại các điều 7,8,9,10 và 11 Nghị định số 109/2004/NĐ-CP,tên doanh nghiệp ít nhất  có 2 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Tên riêng phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phát âm được. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng ngành, nghề kinh doanh hay phụ trợ khác để đặt tên doanh nghiệp. Ví dụ: Công ty TNHH Điện tử Điện lạnh Huy Hoàng …

–  Tên doanh nghiệp không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
– Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
– Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho doanh nghiệp.

2.Vấn đề thành lập doanh nghiệp thì thủ tục hành chính cũng được giản ước nhiều, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong tìm kiếm tên phù hợp ngành nghề, dễ nhớ cũng như có khả năng maketing trực tiếp cho doanh nghiệp.Mạng internet phát triển giúp doanh nghiệp có thể tra cứu tên một cách nhanh chóng, nhưng đây chỉ mang tính chất tham khảo, việc không cập nhật thường xuyên có thể khiến doanh nghiệp lầm tưởng tên chưa được sử dụng.Đối với loại hình cổ phần, việc tra cứu tên cho doanh nghiệp mới cũng có những quy định nghiêm ngặt, chỉ có chuyên viên xử lý hồ sơ cho khách hàng mới giải đáp được.

Vì vậy Công ty tư vấn VŨ GIA LUẬT có nhiệm vụ mang đến một dịch vụ hoàn hảo, nhanh chóng, thuận tiện trong việc làm hồ sơ thành lập doanh nghiệp, kiểm tra tên trước khi nộp hồ sơ để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp.


4. CÁCH ĐẶT TÊN THÔNG DỤNG KHI BẠN THÀNH LẬP CÔNG TY

Khi bạn thành lập một công ty, Vấn đề đầu tiên để bạn nghĩ tới đó là đặt tên công ty là gì? Tên công ty có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì nó là thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn sau này. Một cái tên hay và lạ bao giờ cũng gây được ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng. Vậy đặt tên như thế nào cho hợp lý và để thu hút người xem cũng như khách hàng, VŨ GIA LUẬT xin chi sẻ cho các bạn một số thông tin cần biết trước khi bạn quyết định đặt tên cho doanh nghiệp của mình.

1. Những từ mang ý nghĩa cụ thể

Khi bạn nghe tới những cái tên như Yahoo, Apple, Amazon hay Twitter, bạn sẽ nghĩ ngay tới những thực thể, những thứ có thể cảm nhận được bằng các giác quan. Tuy nhiên, chúng lại không thật sự có ý nghĩa liên quan trực tiếp tới lĩnh vực hoạt động của các công ty. Apple không bán táo cũng như Twitter không bán chim, điều đó là hiển nhiên rồi.

  • Lý do để đặt tên theo cách này: Vui vui, dễ chọn và mang lại cảm giác thú vị lạ lạ. Ban đầu những người sáng lập ra Yahoo không chỉ định tìm ra một cái tên vui vui, mà còn phải có khả năng tạo nên sự độc đáo trong chiến dịch quảng cáo. Và thế là, tiếng hú “Yahoo!” của thổ dân Mỹ đã được chọn. Apple thì được dịch sâu xa hơn một chút. Quả táo trong câu chuyện Newton được coi là niềm cảm hứng để ông suy ra được định luật vạn vật hấp dẫn, ngay khi quả táo rơi vào đầu ông.
  • Lý do để không đặt tên theo cách này: Mặc dù chúng là những từ cụ thể, nhưng thật ra lại rất… trừu tượng và dễ gây nhầm lẫn. Sự lựa chọn có phần “ngẫu hứng” kiểu này cũng hơi 5 ăn 5 thua, và nếu không may mà sai thì công ty đó sẽ rơi vào tình trạng chẳng gây được ấn tượng gì.

2. Những từ “bị” đánh vần sai

Tất nhiên là người ta biết cách đánh vần đúng cho những cái tên bị “đánh vần sai” đó. Nhưng vận dụng ngữ âm nhiều hơn ngữ pháp trong việc đặt tên cũng có nhiều khả năng mang lại cho công ty của bạn một ấn tượng thật sự… thú vị. Có khá nhiều ví dụ cho trường hợp này, như: Tumblr (Tumbler), del.icio.us (delicious), Digg (dig), flickr (flicker) and Google (Googol).

  • Lý do để đặt tên theo cách này: Không chỉ tạo ra sự nổi bật giữa đám đông, những cái tên được đặt theo cách này cũng khá là dễ nhớ và dễ tìm.
  • Lý do để không đặt tên theo cách này: Không may chọn phải một từ đánh vần sai nhiều quá, nó sẽ khiến người ta bối rối và khó nhớ ra, dẫn đến việc công ty bị đẩy vào trạng thái khó định vị.

3. Những từ ghép có 2 âm tiết

Rất nhiều công ty mới đang đặt tên theo cách này. Nổi bật giữa đám đông, ta có Birchbox, Skillshare, Crowdtilt and JackThreads. Có lẽ sau sự nôỉ tiếng của “Mặt Sách” (Facebook), trào lưu này càng lúc càng nở rộ.

  • Lý do để đặt tên theo cách này: Phải có đến hàng tỉ cách để ghép 2 từ lại với nhau để tạo thành một từ mới và lấy làm tên của một công ty. Mặc dù có phần dài hơn những cái tên ở hai cách trên, nhưng chúng vẫn thuộc dạng dễ nhớ và dễ tìm.
  • Lý do để không đặt tên theo cách này: Không có nhiều điểm hạn chế, ngoại trừ việc những cái tên kiểu này hơi “bão hòa”. Lưu ý là đặt tên kiểu này thì nên cẩn thận một chút, khó mà “ngẫu hứng” được như 2 cách đầu tiên.

4. Viết tắt các chữ cái đầu tiên

IBM (International Business Machines), AOL (America Online) and TBS (Turner Broadcast System) là những ví dụ sinh động nhất chonhững công ty đặt tên theo cách này. Có nguồn tin cho hay, Rupert Murdoch cũng đang cân nhắc rút gọn Wall Street Journal’s lại chỉ còn WSJ.

  • Lý do để đặt tên theo cách này: Nếu cần một cụm-nhiều-từ ghép lại với nhau để có thể miêu tả về một công ty, đây có lẽ là một cách hay. Nó cũng hữu ích trong việc cung cấp những thông tin sơ bộ cho các đối tác và những người cần tìm hiểu về công ty đó.
  • Lý do để không đặt tên theo cách này: Hơi nhàm. Và đa số các công ty đều dùng 3 chữ cái để tạo thành tên của công ty mình, thế nhưng bây giờ chẳng còn tên miền .com nào tồn tại trên Internet cả. Có lẽ nếu thật sự muốn thì công ty đó phải bỏ ra kha khá tiền để mua được một tên miền như thế.

5. Những từ không theo nguyên tắc nào trong 4 nguyên tắc trên

Skype, Hulu, Zynga… Không có ý nghĩa cụ thể,ý nghĩa trừu tượng cũng không nốt. Cũng chẳng vui vẻ, thú vị, “bị” phát âm sai, được viết tắt hay là ghép từ đâu vào cả. Nói chung là cách đặt tên này hoàn toàn… sáng tạo và ngẫu hứng theo đúng nghĩa của nó. Nếu có công ty nào đó sở hữu cái tên như vậy mà gây dựng được chút tiếng tăm, cái tên của họ sẽ trở thành một thương hiệu không thể lẫn đi đâu được.

  • Lý do để đặt tên theo cách này: Người ra sẽ nhận ra ngay lập tức sự sáng tạo của cái tên và của người nghĩ ra nó. Nếu được tạo ra một cách hợp lý, nó sẽ rất “bám tai” và dễ nhớ.
  • Lý do để không đặt tên theo cách này: Vô nghĩa chính là trở ngại đầu tiên. 4 cách đặt tên ở trên đều mang một ý nghĩa nào đó, dù có thể không liên quan trực tiếp. Nhưng cách đặt tên này thì đúng là không mang ý nghĩa gì cả. Ngẫu hứng 100%. Cho nên, hệ quả là nó có thể gây hiểu nhầm, lẫn lộn, mau quên
  •  
  • 5BẬT MÍ NHỮNG YẾU TỐ GIÚP BẠN KHỞI NGHIỆP CHỈ VỚI SỐ VỐN NHỎ P2

Nhiều người sẽ bắt đầu công việc khởi nghiệp của bản thân mình chỉ với bằng hai bàn tay trắng, họ đi làm mướn, làm tất cả các công việc khác nhau mà không cần quan tâm đến chuyện công việc họ đang làm sẽ mang cho mình những gì. Và cho đến khi bỗng nhiên có thời cơ đến với họ, nhưng họ cũng không thể ngay lập tức nắm bắt được cơ hội đấy nên rất có thể sẽ bỏ lỡ những cơ hội rất lớn với cuộc đời họ mà nó chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong đời.

Hãy cứ ước mơ khi bạn có thể.

Họ thuần tuý chỉ làm những điều nằm trong khả năng của mình cho phép, nhưng họ đi 1 con đường an toàn và kiên cố hơn, thành công sẽ đến với họ khi những thứ kinh nghiệm gì mà họ tích lũy, học hỏi được đã chín muồi. Tuy nhiên phải tự tin hơn để vay vốn và tăng trưởng quy mô, nguồn lực của mình. Có 1 danh nhân đã từng nói: nhà nước không vay, thì không phải là quốc gia, doanh nghiệp ko vay sẽ là không thể phát triển trở thành một doanh nghiệp.

Tuy nhiên cũng ko yêu cầu vội vàng, đừng bao giờ có nghĩ suy tiêu cực rằng tôi không có tiền, tôi ko mở cửa hàng ăn mà tôi yêu thích, tôi không thể thành lập được một tổ chức nho nhỏ cho riêng mình. Bạn đã sai ngay từ lúc suy nghĩ như vậy, bạn hoàn toàn có thể làm chủ cuộc sống của mình, làm chủ các ước ao của mình, miễn là bạn đừng giới hạn bản thân mình và tiếp tục gắng sức.
Hãy làm việc thật cần cù, hãy tiết kiệm từng đồng xu 1 lúc bạn đi làm công, hãy học tập thật nhiều, hãy tích lũy kinh nghiệm thật nhiều thì đến 1 lúc nào đấy dù bạn khởi nghiệp với số vốn siêu nhỏ thôi, là vài trăm nghìn, là một triệu đồng nhưng chắc rằng vẫn sẽ thành công, vì bạn có đam mê, vì bạn đã có đủ các thứ mình cần.

Bài học là luôn suy nghĩ, quan sát để tạo ra các thời cơ khiến cho những cơ hội để tạo ra lợi nhuận luôn hiện hữu xung quanh mình. Tuy vậy, nhiều người nghèo không nhìn thấy những cơ hội này bởi vì họ đang bận rộn và luôn quan tâm hơn tới việc kiếm tiền, và một sự bảo đảm mức độ an toàn trong công việc.

Nếu như bạn có bất cứ thắc mắc nào trong quá trình thành lập một doanh nghiệp của mình, bạn có thể trực tiếp liên hệ với công ty luật TNHH Vũ Gia Luật để được giải đáp một cách miễn phí và đầy đủ nhất!

 

 6. MỘT SỐ LƯU Ý KHI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THÀNH LẬP CÔNG TY Ở VIỆT NAM

Hiện nay, việc một số nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty ở nước ta đang rất được hoan nghênh nhằm thu hút đầu tư nước ngoài tai Việt Nam. Tuy nhiên các thủ tục, điều kiện thành lâp, hồ sơ pháp lý, những điều cần chú ý khi thành lập công ty ở Việt nam luôn là điều mà các nhà đàu tư nước ngoài muốn tìm hiểu và hiểu rõ nhất. Công ty luật TNHH VŨ GIA LUẬT xin chia sẻ với các nhà đầu tư nước ngoài các thông tin cần thiết khi muốn thành lập công ty tại thị trường Việt nam. Các bạn có thể đến trực tiếp văn phòng luật của chúng tôi để được tư vấn trực tiếp và tiến hành các thủ tục  nhanh chóng nhất.

 

Dịch vụ tư vấn, thủ tục thành lập công ty tại Việt nam

1. Điều kiện thành lập:

Là các tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhu cầu đầu tư theo hình thức thành lập Công ty tại Việt Nam.

2. Hồ sơ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài:

a. Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu I-3. Nhà đầu tư tham khảo hướng dẫn cách ghi các mẫu văn bản trên tại phụ lục IV-1 của Quyết định1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

b. Báo cáo năng lực tài chính của Nhà đầu tư do Nhà đầu tư tự lập và chịu trách nhiệm [nội dung báo cáo phải thể hiện rõ nguồn vốn đầu tư mà Nhà đầu tư sử dụng để đầu tư và Nhà đầu tư có đủ khả năng tài chính để thực hiện dự án. Nhà đầu tư có thể nộp kèm xác nhận số dư tài khoản ngân hàng (đối với Nhà đầu tư cá nhân) hoặc Báo cáo tài chính (đối với nhà đầu tư là pháp nhân) để chứng minh.

c. Dự thảo Điều lệ Công ty tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp (Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty Cổ phần). Dự thảo Điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký:

  • Người đại diện theo pháp luật, của chủ sở hữu công ty, của các thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với công ty TNHH
  • Người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
  • (Nội dung điều lệ phải đầy đủ theo quy định tại Điều 22 Luật Doanh nghiệp).

d. Danh sách thành viên tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp (theo mẫu I-8 hoặc I-9 của Quyết định1088/2006/QĐ-BKH ngày 21/9/2006 hoặc mẫu II-4 của Thông tư14/2010/TT-BKH ngày 04/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

e. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của Nhà đầu tư:

Đối với Nhà đầu tư là cá nhân:

Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác còn hiệu lực (Điều 24 Nghị định43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ).

Đối với Nhà đầu tư là pháp nhân:

  • Áp dụng cho hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần và công ty Hợp danh: Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác.
  • Áp dụng cho hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên: Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liêu tương đương khác của chủ sở hữu công ty (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước).

Đối với tài liệu của tổ chức nước ngoài thì các văn bản trên phải được hợp pháp hóa lãnh sự (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ)

f. Quyết định ủy quyền/Văn bản uỷ quyền của nhà đầu tư cho người được uỷ quyền đối với trường hợp nhà đầu tư là tổ chức và Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng) một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền.

g. Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài (Tham khảo Điều 54 Nghị định108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006).

h. Trường hợp dự án đầu tư có sử dụng vốn nhà nước thì phải có văn bản chấp thuận việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư của cơ quan có thẩm quyền.

3. Trình tự, thủ tục:

  • Số lượng hồ sơ nộp: 04 bộ hồ sơ (trong đó 01 bộ gốc, bằng tiếng Việt hoặc tiếng Việt và tiếng nước ngoài thông dụng) được đóng thành từng quyển.
  • Cơ quan tiếp nhân hồ sơ: Phòng Đầu tư nước ngoài của Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh/ thành phố.
  • Thời gian xem xét, cấp Giấy chứng nhận đầu tư kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ: 15 ngày làm việc.
  • Thời gian tiến hành Đăng ký và cấp Giấy chứng nhận Đăng ký thuế (Mã số thuế) là 05 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
  • Thời hạn làm thủ tục khắc dấu là 02 ngày làm việc kể nộp hồ sơ khắc sau (sau khi có Giấy chứng nhận đầu tư).

Lưu ý:

  • Trong trường hợp, Nhà đầu tư ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác làm thủ tục đầu tư thì khi nộp hồ sơ tại Sở KHĐT phải xuất trình Giấy CMND/hộ chiếu/Chứng thực cá nhân hợp pháp và Văn bản ủy quyền.
  • Các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và có xác nhận của tổ chức có chức năng dịch thuật.
  • Nhằm phục vụ cho công tác quản lý trên địa bàn cũng như thuận tiện trong việc xem xét về tính hợp pháp của địa điểm, đề nghị Nhà đầu tư xuất trình hồ sơ pháp lý liên quan đến địa chỉ trụ sở chính và địa điểm thực hiện dự án (Bản sao hợp lệ Hợp đồng thuê địa điểm có công chứng hoặc các giấy tờ pháp lý liên quan chứng minh được quyền sử dụng hợp pháp địa điểm) kèm theo hồ sơ.
  • 7. VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY LÀ BAO NHIÊU?


Bạn định thành lập một công ty TNHH nhưng bạn không biết vốn thành lập công ty quy định là bao nhiêu?
VŨ GIA LUẬT  xin tư vấn cho bạn như sau:
Lĩnh vực hoạt động của DN bạn muốn thành lập mà luật doanh nghiệp có hay không thuộc trường hợp quy định phải có vốn pháp định.
Luật doanh nghiệp không quy định “số vốn thành lập công ty tối thiểu là bao nhiêu” – mà đây là vốn điều lệ, được quy định của Doanh nghiệp bạn.
Tùy vào số vốn góp của các thành viên mà bạn đưa ra một mức vốn thành lập công ty (vốn Điều lệ) cho phù hợp.
Vốn điều lệ có ý nghĩa như sau:
– Là sự cam kết mức trách nhiệm vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác;
– Là vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp;
– Là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.
Điều này có nghĩa là thành viên trong cty sẽ chịu trách nhiệm trên toàn bộ phần vốn góp như đã đăng ký trong điều lệ công ty của mình khi công ty có xảy ra sự cố như phá sản thì lúc ấy thành viên sẽ chỉ thực hiện nghĩa vụ tài chính trả nợ đối với chủ nợ theo phần vốn góp đã đăng ký của mình mà thôi. Vì vậy, đăng ký vốn điều lệ bao nhiêu thì bạn sẽ chịu trách nhiệm dựa trên số vốn đăng ký đó.
Vốn điều lệ sẽ không bị một cơ quan nào kiểm tra hết (hầu như chỉ hỏi thôi), trong trường hợp góp bằng tài sản thì mới có cần có hoá đơn chứng từ chứng minh giá trị hoặc thẩm định để xác định giá trị.

Hãy liên hệ với VŨ GIA LUẬT để được tư vấn miễn phí về vốn thành lập công ty và được cung cấp cách thành lập công ty tốt nhất!

 

 8. ĐỂ THÀNH LẬP CÔNG TY CẦN NHỮNG GIẤY TỜ GÌ CẦN THIẾT?
Để giúp mọi người nắm bắt nhanh những hồ sơ cần thiết khi thành  lập công ty trách nhiệm hữu hạn, VŨ GIA LUẬT tư vấn cho mọi khách hàng những thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn nhanh chóng, an toàn với chi phí dịch vụ thấp nhất.
I. HỒ SƠ THÀNH LẬP CÔNG TY GỒM:

1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh.
2. Dự thảo Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo sau đây:
a) Đối với thành viên là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
b) Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
5. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

II. DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY  CỦA  VŨ GIA LUẬT

Khách hàng tư vấn Hồ sơ để thành lập công ty tư nhân tại VŨ GIA LUẬT sẽ được hưởng một số dịch vụ ưu đãi miễn phí của công ty như:
Tư vấn miễn phí cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động Thành lập công ty tư nhân như:
– Những quy định của pháp luật để thành lập công ty tư nhân;
– Mô hình và Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp;
– Tỷ lệ và phương thức góp vốn;
– Phương án chia lợi nhuận và xử lý nghĩa vụ phát sinh;
– Phương thức hoạt động và điều hành;
– Pháp lý về Mối quan hệ giữa các chức danh quản lý;
– Quyền và nghĩa vụ của các thành viên;

 9. NỘP HỒ SƠ THÀNH LẬP CÔNG TY QUA MẠNG

TP Hà Nội vừa đặt ra chỉ tiêu, trong năm, 40% hồ sơ kê khai thuế, 20% hồ sơ cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, 20% hồ sơ giấy phép lái xe của công dân, doanh nghiệp được nộp qua mạng…

Theo Kế hoạch số 39/KH-UBND về ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước TP Hà Nội năm 2012, Hà Nội sẽ hoàn thành việc mở rộng Cổng thông tin điện tử, đảm bảo 100% dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 2, một số dịch vụ cơ bản đạt mức độ 3; 100% các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã ứng dụng phần mềm 1 cửa và tích hợp với cổng thông tin điện tử của các đơn vị, 20% số xã, phường, thị trấn triển khai ứng dụng một cửa điện tử; 40% hồ sơ kê khai thuế, 20% hồ sơ cấp giấy phép đăng ký kinh doanh thành lập công ty,, 20% hồ sơ giấy phép lái xe của công dân, doanh nghiệp được nộp qua mạng…

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần

  1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định.
  2. Dự thảo điều lệ của công ty
  3. Danh sách cổ đông sáng lập ra và các giấy tờ kèm theo có lien quan đến:
    a)    Đối với cổ đông là cá nhân: bản sao chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu…. photo công chứng không quá ba tháng.
    b)    Đối với cổ đông là tổ chức: Bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, văn bản ủy quyền, các giấy tờ liên quan khác.
  4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với những công ty kinh doanh những ngành nghê mà đòi hỏi phải có vốn pháp định.
  5. Khi thành lập một công ty cổ phần thì người đại diện theo pháp luật hoặc người có liên quan buộc phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định kinh doanh những ngành nghề đòi hỏi  phải có chứng chỉ hành nghề.
    Mọi hồ sơ thủ tục khi thành lập công ty cổ phần, thành lập mới  cho công ty cổ phần phải đúng hồ sơ thủ tục theo quy định của nhà nước quy định.

Hà Nội cũng đặt mục tiêu 50% sở, ngành, quận, huyện hoàn thành xây dựng “Cơ quan điện tử”. Đối với ứng dụng CNTT, đảm bảo 30% các cuộc họp của UBND TP, các sở, ngành, quận, huyện, thị xã áp dụng họp trực tuyến trên môi trường mạng; 100% văn bản chỉ đạo của UBND TP, 60% của các sở, ngành, quận, huyện, thị xã và 20% của xã, phường, thị trấn được giao dịch trên môi trường mạng…

Về nhiệm vụ, trong năm 2012, TP Hà Nội sẽ tập trung xây dựng quy hoạch phát triển CNTT và kiến trúc chính phủ điện tử TP; hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật dùng chung và nội bộ của các cơ quan; triển khai các phần mềm ứng dụng đảm bảo đồng bộ, hiện đại; phát triển các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quan trọng như kinh tế – xã hội, quy hoạch kiến trúc, tài nguyên môi trường, quản lý đất và xây dựng phát triển đô thị