LUẬT GIA VŨ - CHÂN TÍN DẪN ĐƯỜNG

Quy trình lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành

Pháp luật đầu tư Việt Nam đã có quy định cụ thể về quy trình lập dự án đầu tư với các bước cụ thể. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ các điểm này, chỉ cần thiếu đi nội dung cũng khiến cho dự án bị chậm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quy trình lập dự án đầu tư qua bài viết dưới đây.

Lập dự án đầu tư theo quy định pháp luật

Lập dự án đầu tư theo quy định pháp luật

Giai đoạn chuẩn bị lập hồ sơ chuẩn bị đầu tư

Chủ đầu tư trước khi muốn tiến hành dự án, khởi phát từ ý tưởng của mình phải có quá trình chuẩn bị, tìm hiểu kĩ về nội dung, thị trường, khảo sát các vấn đề liên quan đến dự án. Bước chuẩn bị này đóng vai trò quan trọng, là tiền đề để tạo nên dự án chất lượng, có nguồn lợi kinh tế cao, đóng góp và sự phát triển chung của kinh tế đất nước. Giai đoạn này bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Chủ đầu tư cần tìm hiểu sự cần thiết phải đầu tư, quy mô đầu tư.

- Thăm dò thị trường trong và ngoài nước để tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đối thủ cạnh tranh, khả năng cạnh tranh của dự án, tìm các nguồn cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu, lựa chọn hình thức đầu tư cũng như chuẩn bị vốn.

- Tìm kiếm địa điểm xây dựng dự án.

- Lập dự án đầu tư.

- Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình dự án đến cơ quan thẩm định dự án đầu tư, đến người có thẩm quyền quyết định đầu tư, tổ chức cho vay vốn.

Thực hiện báo cáo hoàn tất dự án

Chủ đầu tư có trách nhiệm xây dựng báo cáo tiền khả thi và báo cáo khả thi với các nội dung cụ thể để chuẩn bị cho việc trình hồ sơ dự án đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

a) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi: là bước tiền khởi đầu, dự kiến các vấn đề liên quan đến dự án đầu tư, bao gồm:

- Điều kiện thuận lợi, khó khăn thực hiện dự án, sự cần thiết của dự án đầu tư.

- Dự kiến quy mô đầu tư, hình thức đầu tư

- Lựa chọn địa điểm xây dựng, dự án diện tích cần sử dụng cho dự án.

- Lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật, các điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, hạ tầng cho dự án dựa trên sự phân tích chặt chẽ về thị trường.

- Phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án xây dựng.

- Dự trù sơ bộ tổng mức vốn đầu tư, đưa ra phương thức huy động vốn, tính toán khả năng hoàn vốn, thu lãi.

- Phân tích hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế xã hội của dự án.

Đối với những dự án mua sắm trang thiết bị, vật tư thì không cần có báo cáo tiền khả thi.

Lập báo cáo phân tích tác động, vốn, quy mô,...của dự án

Lập báo cáo phân tích tác động, vốn, quy mô,...của dự án

b) Báo cáo nghiên cứu khả thi 

Trong báo cáo nghiên cứu khả thi, chủ đầu tư phải đưa ra quan điểm cụ thể, các nội dung cơ bản mà pháp luật có quy định để thành lập dự án. Đây chính là báo cáo chủ chốt, trình lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư.

- Căn cứ xác định sự cần thiết phải đầu tư.

- Hình thức đầu tư

- Chương tình sản xuất đối với dự án có sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng

- Phương án về địa điểm cụ tể thực hiện dự án đầu tư, phù hợp với quy hoạch xây dưng, đề xuất giải pháp hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu đến môi trường và xã hội.

- Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư đối với những dự án cần giải phóng mặt bằng.

- Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ.

- Phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ của các phương án đề nghị lựa chọn, giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường.

- Nguồn bốn, khả năng tài chính, tổng mức đầu tư và nhu cầu vốn theo tiến độ. Đồng thời chủ đầu tư cũng cần đưa ra phương án hoàn trả vốn đầu tư đối với những dự án có yêu cầu thu hồi vốn.

- Phương án quản lý, khai thác dự án và quản lý lao động.

- Đưa ra những phân tích cụ thể về hiệu quả đầu tư dự án.

- Kế hoạch thực hiện dự án với các mốc thời gian chính cho từng giai đoạn, từ đấu thầu, đến thời gian dự kiến khởi công chậm nhất, thời hạn hòan thành, đưa công trình đi vào khai thác, sử dụng.

- Kiến nghị hình thức quản lý dự án.

- Xác định chủ đầu tư.

- Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan đến dự án.

Quy trình chung của một dự án đầu tư xây dựng

Quy trình chung của một dự án đầu tư xây dựng

c) Trình hồ sơ xin duyệt dự án đầu tư

- Đối với dự án đầu tư sữa chữa mà không làm thay đổi quy mô, tính chất công trình hoặc dự án đầu tư mua thiết bị thì chủ đầu tư làm tờ trình xin xét duyệt dự án tới cơ quan cấp quyết định đầu tư.

- Đối với dự án đầu tư xây dựng mới chủ đầu tư trình tờ trình xin xét duyệt dự án tới cơ quan cấp quyết định đầu tư. Dự án đầu tư với nội dung ở mục 2, ý kiến bằng văn bản của Kiến trúc sư trưởng Thành phố về quy hoạch và kiến trúc.

- Đối với dự án đầu tư trình duyệt lại do điều chỉnh dự án đầu tư đã được duyệt thì chủ đầu tư trình tờ trình xin xét duyệt lại dự án với cấp quyết định đầu tư và bản thuyết minh giải trình lý do phải điều chỉnh.

Quy trình lập dự án đầu tư yêu cầu các bước chặt chẽ, hồ sơ đầy đủ. Để hiểu rõ hơn cũng như quá trình xin xét duyệt dự án đầu tư nhanh chóng, hãy liên hệ ngay đến tổng đài 19008163 luật sư của công ty TNHH Luật Gia Vũ sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề hiệu quả nhất.

LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT TNHH LUẬT GIA VŨ

Địa chỉ trụ sở chính:

Tầng 3 tòa PCC1 Thanh Xuân, số 44 Triều Khúc,
Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội

Chi nhánh Miền Trung:

Xóm 13, Quỳnh Thạch, Quỳnh Lưu, Nghệ An

Chi nhánh Miền Nam:

15 Bà Lê Chân, Tân Định, Quận 1, TPHCM

Chi nhánh Quảng Ninh:

Số 9 Long Tiên, Bạch Đằng, Hạ Long, Quảng Ninh

Chi nhánh Hải Dương:

305 Lê Thanh Nghị, Thanh Bình, Hải Dương, Hải Dương

Người liên hệ:

 Giám đốc – Vũ Văn Nhất

Tổng Đài Tư Vấn: 

1900.6183

Email:

vannhatlhn@gmail.com

Giờ mở cửa: 

8h – 18h30 từ Thứ Hai đến Thứ Sáu + Buổi sáng Thứ Bảy

 

 
Hotline
Video Luật Gia Vũ

Tin mới