LUẬT GIA VŨ - CHÂN TÍN DẪN ĐƯỜNG

CHIA TÀI SẢN VỢ CHỒNG SAU KHI LY HÔN CÙNG GÓP VỐN KINH DOANH

Bạn đọc hỏi

Trước khi tôi cưới vợ có mua 1 mảnh đất, nhưng do chưa có sổ hộ khẩu ở HÀ NỘI nên tôi nhờ vợ chồng gì ruột đứng tên (có giấy xác nhận nhờ gì chú đứng tên dùm bằng tay giữa tôi và gì chú nhưng không thông qua văn phòng công chứng). Sau khi cưới vợ tôi chuyển tên của vợ chồng gì thành tên tôi ( không có tên của vợ cũ). Và hàng xóm nơi tôi ở cũng như người bán đất cũng biết mảnh đất anh mua trước khi cưới là hoàn toàn bằng tiền của tôi và tôi nhờ gì chú đứng tên giúp trong thời gian chưa có hộ khẩu ở HÀ NỘI.
Hôm mua đất có mặt vợ chồng gì chú ruột, tôi và người bán đất. Sau khi cưới vợ, tôi vay mượn tiền, góp vốn cùng 3 người khác thành lập công ty cổ phần có đứng tên tôi và vợ cũ. Nhưng tôi không làm trực tiếp mà chỉ để mình vợ cũ và 3 người khác làm. Tiền đi vay nợ, tôi vay và tôi trả, giờ tôi vẫn còn lưu giấy đi vay nợ do tôi đứng tên. Vợ chồng tôi sống với nhau được 10 năm có 1 cháu gái thì ly hôn. Sau khi ly hôn, vợ cũ tôi muốn nuôi con nên anh nhường phần nuôi con cho vợ cũ.

Vậy xin luật sư cho tôi hỏi là!

1- Số tài sản chung phát sinh do 2 anh chị để dành được trong 10 năm được chia như thế nào ?

2- Mảnh đất tôi mua trước khi cưới, tôi nhờ vợ chồng gì ruột đứng tên, nhưng sau khi kết hôn tôi mới đứng tên (không có tên vợ cũ) thì được chia như thế nào?

3- Số tài sản do tôi đi vay thành lập công ty cổ phần do tôi đứng tên sau khi ly hôn được chia như thế nào ?

4- Số tiền chu cấp cho con gái được tính như thế nào ?

Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư

Câu hỏi được biên tập từ chhuyên mục tư vấn luật hôn nhân công ty Luật TNHH Vũ Gia Luật

Chào Bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH VŨ GIA LUẬT. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

I. Căn cứ pháp lý:

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014   

II. Nội dung phân tích: 

1- Số tài sản chung phát sinh do 2 anh chị để dành được trong 10 năm được chia như thế nào?

Việc phân chia tài sản sau ly hôn được quy định theo nguyên tắc tại các Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

"Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vhi ợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này."

Như vậy, theo quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì số tài sản chung phát sinh do 2 anh chị bạn để dành được trong 10 năm được chia sẽ chia đôi nhưng có tính đến các yếu tô theo quy định của pháp luật.

2- Mảnh đất anh mua trước khi cưới, anh nhờ vợ chồng gì ruột đứng tên, nhưng sau khi kết hôn anh mới đứng tên (không có tên vợ cũ) thì được chia như thế nào?

Điều 62 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn như sau:

"Điều 62. Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn

1. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.

2. Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:

a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;

b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;

c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này;

d) Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 của Luật này."

Bạn trước khi cưới vợ có mua 1 mảnh đất, nhưng do chưa có sổ hộ khẩu HÀ NỘI nên bạn nhờ vợ chồng gì ruột đứng tên (có giấy xác nhận nhờ gì chú đứng tên dùm được viết bằng tay giữa bạn và gì chú nhưng không thông qua văn phòng công chứng). Sau khi cưới vợ bạn chuyển tên của vợ chồng gì thành tên bạn (không có tên của vợ cũ bạn). Và hàng xóm nơi bạn ở cũng như người bán đất cũng biết mảnh đất bạn mua trước khi cưới là hoàn toàn bằng tiền của bạn và bạn nhờ Dì chú đứng tên dùm trong thời gian chưa có hộ khẩu HÀ NỘI. Hôm mua đất có mặt vợ chồng gì chú ruột, bạn và người bán đất. Như vậy mảnh đất chỉ là tài sản riêng của bạn khi bạn có căn cứ  rõ ràng là do mình sở hữu trước hôn nhân. 

3- Số tài sản do anh đi vay thành lập công ty cổ phần do anh đứng tên sau khi ly hôn được chia như thế nào?

Sau khi cưới vợ, anh vay mượn tiền, hùn vốn cùng 3 người khác thành lập công ty cổ phần có đứng tên bạn và vợ cũ. Nhưng bạn không làm trực tiếp mà chỉ để mình vợ cũ và 3 người khác làm. Tiền đi vay nợ, bạn vay và bạn trả, giờ bạn vẫn còn lưu giấy đi vay nợ do bạn đứng tên. Điều đó cho thấy khi bạn vay mượn tiền để thành lập công ty thì vợ bạn cũng biết nên có thể coi đây là tài sản chung của hai người, theo đó số tài sản do bạn đi vay thành lập công ty cổ phần do bạn đứng tên sau khi ly hôn được chia theo Điều 64 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

"Điều 64. Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh

Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác."

4- Số tiền chu cấp cho con gái được tính như thế nào?

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014:

"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con".

Vì bạn nhường quyền nuôi con cho vợ bạn nên nghĩa vụ, quyền của bạn khi không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn theo Điều 82 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:

"Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn"

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nu

ôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó".

Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn tại Điều 83 Luật hôn nhân gia đình 2014:

"Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con".

Như vậy, số tiền chu cấp cho con do hai vợ chồng anh chị bạn thỏa thuận với nhau dựa trên sự phát triển và nhu cầu của con. 

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Nếu còn thắc mắc hoặc không hiểu bạn vui lòng đặt câu hỏi trực tiếp tại tổng đài:1900.6183.

LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT TNHH LUẬT GIA VŨ

Địa chỉ trụ sở chính:

Tầng 3 tòa PCC1 Thanh Xuân, số 44 Triều Khúc,
Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội

Chi nhánh Miền Trung:

Xóm 13, Quỳnh Thạch, Quỳnh Lưu, Nghệ An

Chi nhánh Miền Nam:

15 Bà Lê Chân, Tân Định, Quận 1, TPHCM

Chi nhánh Quảng Ninh:

Số 9 Long Tiên, Bạch Đằng, Hạ Long, Quảng Ninh

Chi nhánh Hải Dương:

305 Lê Thanh Nghị, Thanh Bình, Hải Dương, Hải Dương

Người liên hệ:

 Giám đốc – Vũ Văn Nhất

Tổng Đài Tư Vấn: 

1900.6183

Email:

vannhatlhn@gmail.com

Giờ mở cửa: 

8h – 18h30 từ Thứ Hai đến Thứ Sáu + Buổi sáng Thứ Bảy

 

 
Hotline
Video Luật Gia Vũ

Tin mới