LUẬT GIA VŨ - CHÂN TÍN DẪN ĐƯỜNG

Đăng ký bản quyền tác giả và những quy định pháp luật liên quan

Trong xã hội phát triển hiện nay, vai trò của sở hữu trí tuệ ngày càng quan trọng để khẳng định trí tuệ của con người rất có giá trị và không hề có giới hạn. Chính vì thế, việc đăng ký bản quyền tác giả cũng ngày càng được các cá nhân, tổ chức coi trọng. Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ các quy định của pháp luật hiện hành về việc đăng ký quyền tác giả.

Quyền tác giả cần được bảo hộ

Quyền tác giả cần được bảo hộ

Thế nào là đăng ký bản quyền tác giả?

Đăng ký quyền tác giả được hiểu là việc thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho tác phẩm đã được tác giả sáng tác ra. Nhờ đó tác phẩm sẽ được pháp luật bảo hộ tránh rủi ro bị sử dụng bất hợp pháp, tránh rủi ro bị ăn cắp, bị sao chép và đảm bảo quyền lợi cho người sáng tạo ra nó. Mặc dù là tài sản vô hình, nhưng khi có đăng ký quyền tác giả, tài sản sẽ trở nên giá trị và chủ sở hữu của tác phẩm đã được bảo hộ đó có thể chuyển nhượng, cho phép người khác sử dụng hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của mình.

Một tác phẩm sau khi đã được đăng ký bản quyền, mọi hành vi sử dụng dù 1 phần nếu chưa được sự đồng ý, cho phép của tác giả đều bị coi là vi phạm và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Đăng ký bảo hộ quyền tác giả

Đăng ký bảo hộ quyền tác giả

Chủ thể được quyền đăng ký bản quyền tác giả là ai?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối tượng chủ thể được phép đăng ký bản quyền tác giả rất nhiều cụ thể: chính chủ sở hữu của tác phẩm đó (có thể là cá nhân hoặc tổ chức) trong và ngoài nước đều có thể đăng ký. Tuy nhiên nếu chính chủ sở hữu không thể đi đăng ký hoàn toàn được phép ủy quyền cho cá nhân hoặc tổ chức khác thay mình thực hiện thủ tục này.

Riêng đối với cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài nếu muốn đăng ký bảo hộ quyền tác giả sẽ không thể tự mình đi nộp mà phải thực hiện qua tổ chức đại diện ở Việt Nam. Đây chính là điểm khác biệt lớn giữa cá nhân, tổ chức trong nước khi đăng ký bảo hộ quyền tác giả với cá nhân, tổ chức nước ngoài.

Những đối tượng được đăng ký bảo hộ quyền tác giả

Pháp luật cho phép đăng ký bản quyền tác giả với những đối tượng sau:

  • Sáng tác văn học, sách, giáo trình, tác phẩm khác.

  • Sáng tác khoa học.

  • Nội dung bài giảng, bài nói.

  • Tác phẩm nghệ thuật: tranh, ảnh…

  • Tác phẩm kiến trúc, báo chí, âm nhạc…

  • Tác phẩm sân khấu, điện ảnh.

  • Công trình khoa học.

Mỗi đối tượng sẽ có những yêu cầu cụ thể về thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cũng như cơ quan nhà nước có thẩm quyền riêng tiếp nhận hồ sơ.

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả theo quy định mới nhất

Thủ tục đăng ký quyền tác giả được thực hiện qua những bước sau:

Bước 1: Xác định tác phẩm cần được bảo hộ thuộc hình thức nào

Việc xác định chính xác tác phẩm sẽ được bảo hộ thuộc hình thức nào có ý nghĩa rất quan trọng để bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cũng như nộp hồ sơ đúng cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu là bài hát, sẽ được đăng ký quyền tác giả dưới hình thức tác phẩm âm nhạc, nếu là kịch bản phim sẽ được đăng ký dưới hình thức tác phẩm điện ảnh, nếu là bản thiết kế công trình sẽ được đăng ký dưới hình thức tác phẩm kiến trúc…

Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, thông tin cần thiết cho việc đăng ký bản quyền

Dù bạn có tự thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền hay ủy quyền cho bên dịch vụ bạn cũng cần phải chuẩn bị các tài liệu, thông tin cần thiết.

Bước 3: Soạn thảo hồ sơ theo quy định

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả sẽ gồm:

  • Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định, phải được ký tên bởi chính tác giả hoặc người được ủy quyền.

  • 02 bản sao tác phẩm đăng ký abrn quyền tác giả.

  • Nếu người thực hiện thủ tục không phải tác giả sẽ cần có thêm văn bản ủy quyền.

  • Văn bản đồng ý nếu tác phẩm đó của các đồng tác giả hoặc của các sở hữu chung nếu quyền tác phẩm liên quan đến quyền sở hữu chung.

Bước 4: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước sẽ thực hiện thẩm định về hình thức và nội dung của hồ sơ. Thẩm định hình thức trước tiên đảm bảo hồ sơ đầy đủ đúng quy định còn việc thẩm định nội dung để xác định tác phẩm đó có nội dung phù hợp để đăng ký bảo hộ.

Bước 5: Nộp lệ phí và nhận kết quả

Kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, trong vòng 15 ngày làm việc cơ quan nhà nước sẽ thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả. Trong trường hợp từ chối cấp chứng nhận quyền tác giả sẽ phải nêu rõ lý do để người nộp có thể sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo đúng quy định.

Dịch vụ đăng ký quyền tác giả trọn gói

Dịch vụ đăng ký quyền tác giả trọn gói

Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả tại Luật Gia Vũ

Công ty Luật TNHH Luật Gia Vũ cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả uy tín, nhanh chóng và chuyên nghiệp. Chúng tôi sẽ tư vấn đầy đủ cho khách hàng các quy định của pháp luật liên quan tới đăng ký quyền tác giả cũng như hỗ trợ khách hàng soạn hồ sơ, thay mặt khách hàng nộp hồ sơ, sửa đổi bổ sung và nhận kết quả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Gọi ngay số hotline 1900 6183 để được luật sư của Luật Gia Vũ tư vấn về đăng ký bản quyền tác giả cũng như giải đáp mọi thắc mắc!

LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT TNHH LUẬT GIA VŨ

Địa chỉ trụ sở chính:

Tầng 3 tòa PCC1 Thanh Xuân, số 44 Triều Khúc,
Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội

Chi nhánh Miền Trung:

Xóm 13, Quỳnh Thạch, Quỳnh Lưu, Nghệ An

Chi nhánh Miền Nam:

15 Bà Lê Chân, Tân Định, Quận 1, TPHCM

Chi nhánh Quảng Ninh:

Số 9 Long Tiên, Bạch Đằng, Hạ Long, Quảng Ninh

Chi nhánh Hải Dương:

305 Lê Thanh Nghị, Thanh Bình, Hải Dương, Hải Dương

Người liên hệ:

 Giám đốc – Vũ Văn Nhất

Tổng Đài Tư Vấn: 

1900.6183

Email:

vannhatlhn@gmail.com

Giờ mở cửa: 

8h – 18h30 từ Thứ Hai đến Thứ Sáu + Buổi sáng Thứ Bảy

 

 
Hotline
Video Luật Gia Vũ

Tin mới