Giới thiệu thành lập hộ kinh doanh

Thành lập Hộ kinh doanh là một trong những hình thức kinh doanh phù hợp đối với cá nhân hay một nhóm người có nhu cầu nhân sự hạn hẹp, thủ tục pháp lý cũng còn khá nhiều những vướng mắc. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng nhiều thuận lợi giúp cá nhân dễ dàng hơn trong việc kinh doanh.

Khi có nhu cầu thành lập Hộ kinh doanh quý khách cần quan tâm hơn những vấn đề sau đây.

Nội dung cần Lập Hộ Kinh Doanh

1. Quyền thành lập hộ kinh doanh

- Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc.

- Cá nhân thành lập hộ kinh doanh được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

- Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại

2. Tên hộ kinh doanh

Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau đây:

  • Loại hình “Hộ kinh doanh”;
  • Tên riêng của hộ kinh doanh.

Lưu ý trong việc đặt tên hộ kinh doanh:

- Tên riêng của hộ kinh doanh được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

- Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.

- Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.

- Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.

3. Ngành nghề kinh doanh

- Hộ kinh doanh được đăng ký các ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh

- Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.

4. Địa chỉ đăng ký kinh doanh

- Hộ kinh doanh chỉ được đăng ký và hoạt động kinh doanh tại một địa điểm duy nhất.

- Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh. Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch. Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng kýkinh doanh cấp huyện nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.

5. Số lượng lao động được sử dụng

Hộ kinh doanh chỉ được sử dụng dưới 10 lao động, nếu có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.

Trong quá trình Thành lập Hộ kinh doanh Quý khách hàng có thắc mắc hay nhu cầu, rất mong quý khách vui lòng gọi tới 19006183 để được đội ngũ Luật sư doanh nghiệp VGL tư vấn miễn phí.