LUẬT GIA VŨ - CHÂN TÍN DẪN ĐƯỜNG

Trách nhiệm giải quyết tai nạn giao thông chết người

Giải quyết tai nạn giao thông chết người là vấn đề vô cùng quan trọng nên đòi hỏi nhiều bộ, ngành, đơn vị có liên quan cùng kết hợp thực hiện. Qua đó, tránh đùn đẩy trách nhiệm, đảm bảo tính khách quan và đưa ra quyết định xử phạt hợp lý nhất, giảm thiểu hậu quả vụ tai nạn. Để cùng tìm hiểu thông tin chi tiết, bạn đừng quên bỏ qua cơ hội theo dõi bài viết sau đây.

Giải quyết tai nạn giao thông chết người là công việc vô cùng quan trọng

Giải quyết tai nạn giao thông chết người là công việc vô cùng quan trọng

Quy định về trách nhiệm gây tai nạn giao thông làm chết người

Người tham gia giao thông nếu gây tai nạn làm chết người sẽ phải đối mặt với trách nhiệm theo quy định pháp luật. Tùy thuộc vào tình hình thực tế vụ việc được xác định về tình trạng tử vong cùng thiệt hại tài sản, cơ quan chức năng đưa ra quyết định giải quyết hợp lý. 

Theo đó, người phạm tội có thể thỏa thuận với gia đình nạn nhân. Nếu thành công, mức bồi thường sẽ do hai bên tự định đoạt và không cần sự can thiệp bởi cơ quan chức năng. Trường hợp không thuận được, hình thức xử lý áp dụng căn cứ Điều 591 Bộ luật Dân sự. Cụ thể:

+ Chi phí đền bù tinh thần, tối đa không quá 100 lần mức lương cơ sở theo quy định nhà nước.

+ Chi phí phục vụ cho các mục đích khác như điều trị nạn nhân, phần thu nhập chăm sóc nạn nhân trước khi tử vong, tiền mai táng, khoản tiền cấp dưỡng mà người chết đang có nghĩa vụ thực hiện.

Đặc biệt, ngoài khoản tiền bồi thường, người gây tai nạn giao thông chết người còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Quy định chi tiết này được thể hiện tại Điều 260 của Luật Hình sự năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Người gây tai nạn giao thông chết người có thể bị truy cứu hình sự

Người gây tai nạn giao thông chết người có thể bị truy cứu hình sự

Các đơn vị thực hiện giải quyết tai nạn giao thông chết người

Các quy định về quyền hạn, chức năng của ban, ngành khi tham gia giải quyết tai nạn giao thông chết người trở thành hành lang pháp lý quan trọng. Nhờ vậy, góp phần nâng cao tính chính xác, minh bạch, nâng cao ý thức mỗi cá nhân khi tham gia giao thông. Cụ thể:

Cơ quan công an:

+ Tiếp nhận thông báo tai nạn giao thông.

+ Lập tức cử người đến trực tiếp hiện trường vụ án, phối hợp cùng Ủy ban nhân dân địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiến hành cứu nạn, bảo vệ hiện trường, thông luồng giao thông an toàn. Kiểm tra nồng độ cồn, chất kích thích, ma túy trong cơ thể người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn chết người.

+ Tiến hành nhiệm vụ điều tra, xác minh, kết luận nguyên nhân, hậu quả do tai nạn gây ra và các đối tượng liên quan.

+ Xử lý vụ tai nạn giao thông theo quy định pháp luật, tổ chức cho các bên thực hiện thỏa thuận bồi thường thiệt hại. Trường hợp không tự hòa giải được, cơ quan công an hướng dẫn ra tòa án dân sự giải quyết.

+ Thống kê, tổng hợp thông tin tai nạn giao thông, kiến nghị phương án phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại từ tai nạn giao thông.

Quá trình giải quyết tai nạn giao thông gây chết người do nhiều cơ quan cùng thực hiện

Quá trình giải quyết tai nạn giao thông gây chết người do nhiều cơ quan cùng thực hiện

Cơ quan y tế:

+ Có mặt tại hiện trường sau khi tiếp nhận thông tin vụ việc, tổ chức cứu người bị tai nạn giao thông.

+ Kiểm tra nồng độ cồn, ma túy, chất kích thích bị cấm sử dụng đối với mọi trường hợp cấp cứu ban đầu.

+ Khi nhận tin báo có tai nạn giao thông, cơ quan y tế cần bố trí và phân công nhân lực, vật lực phục vụ mục đích sơ cứu, vận chuyển và cấp cứu nạn nhân.

+ Cung cấp thông tin tình hình nạn nhân cho cơ quan công an để hỗ trợ công tác giải quyết tai nạn giao thông chết người.

Ủy ban nhân dân các cấp:

+ Tại khu vực xảy ra tai nạn giao thông, Ủy ban nhân dân các cấp chính quyền ở đó có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp cùng cơ quan công an, y tế giải quyết vụ việc.

+ Bảo vệ hiện trường, tổ chức cứu chữa, bảo vệ tài sản người gặp nạn.

+ Sau khi hoàn tất công việc đúng quy định và nhận được chỉ đạo từ cơ quan có thẩm quyền. Ủy ban nhân dân các cấp nơi tai nạn giao thông có trách nhiệm chôn cất người chết do tai nạn giao thông không có nhân thân hoặc có nhưng không có khả năng chôn cất, người không rõ tung tích.

Cơ quan Quân đội:

Trường hợp tai nạn giao thông có dấu hiệu phạm tội bởi người hay phương tiện do Quân đội quản lý, cơ quan Quân đội sẽ trực tiếp tiến hành điều tra và giải quyết.

Cơ quan quản lý và khai thác, vận hành đường bộ:

+ Phối hợp với công an để cứu nạn, điều tiết giao thông.

+ Cung cấp hồ sơ thuộc quyền quản lý tại nơi xảy ra tai nạn. 

+ Cùng các cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường, xác định chỉ tiêu hạ tầng giao thông liên quan đến vụ tai nạn.

Cơ quan kiểm định:

+ Phối hợp đơn vị có thẩm quyền điều tra, hỗ trợ trong hoạt động khám nghiệm phương tiện khi có yêu cầu.

+ Cung cấp các tài liệu của quá trình kiểm định phương tiện theo yêu cầu cơ quan thực hiện giải xử lý vụ việc.

Doanh nghiệp bảo hiểm:

+ Khi nhận được thông báo vụ tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm cử nhân viên tới hiện trường, cùng cơ quan chức năng xác minh, xử lý vụ việc.

+ Có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông theo quy định, xây dựng cơ sở dữ liệu giải quyết cụ thể, đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan.

Trên đây là trách nhiệm giải quyết tai nạn giao thông chết người do Công Ty Luật TNHH Luật Gia Vũ chia sẻ. Mọi thắc mắc cần được giải đáp thêm, bạn có thể liên hệ trực tiếp hotline 1900 8163. 

LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT TNHH LUẬT GIA VŨ

Địa chỉ trụ sở chính:

Tầng 3 tòa PCC1 Thanh Xuân, số 44 Triều Khúc,
Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội

Chi nhánh Miền Trung:

Xóm 13, Quỳnh Thạch, Quỳnh Lưu, Nghệ An

Chi nhánh Miền Nam:

15 Bà Lê Chân, Tân Định, Quận 1, TPHCM

Chi nhánh Quảng Ninh:

Số 9 Long Tiên, Bạch Đằng, Hạ Long, Quảng Ninh

Chi nhánh Hải Dương:

305 Lê Thanh Nghị, Thanh Bình, Hải Dương, Hải Dương

Người liên hệ:

 Giám đốc – Vũ Văn Nhất

Tổng Đài Tư Vấn: 

1900.6183

Email:

vannhatlhn@gmail.com

Giờ mở cửa: 

8h – 18h30 từ Thứ Hai đến Thứ Sáu + Buổi sáng Thứ Bảy

 

 
Hotline
Video Luật Gia Vũ

Tin mới